Thiết bị lưu trữ thông tin

1-Tape drive (ổ băng)

Là một thiết bị có khả năng lưu trữ dữ liệu và viết dữ liệu lên băng từ. Khi lưu trữ một lượng thông lớn dữ liệu thì ổ băng có thể rẻ hơn ổ cứng nhiều lần. Một ổ băng thường có dung lượng từ vài MB đến vài trăm GB. Tốc độ truyền tải dữ liệu khá cao (có thể đạt 140MB/s)

Ổ băng có nhiều nhược điểm:

  • Không như ổ cứng – có thể truy cập dữ liệu ngẫu nhiên (random access) – ổ băng chỉ cho phép truy cập dữ liệu tuần tự(sequential access). Vì vậy thời gian tìm kiếm (dữ liệu) ổ băng khá chậm.
  • Độ tin cậy thấp: theo khảo sát cho thấy 10%-50% việc phục hồi dữ liệu bằng ổ băng thất bại; 34% số công ty được khảo sát không bao giờ thử nghiệm sao lưu trên ổ băng, 64% còn lại cho biết 77% số sao lưu thất bại.
  • Hiệu ứng shoe-shining:xảy ra trong qua trình đọc hoặc chép dữ liệu,khi tốc độ chuyển tải dữ liệu xuống thấp hơn mức tối thiểu cho phép của ổ băng thì ổ băng phải giảm tốc độ và dừng lại hoàn toàn, sau đó quay lại vị trí bắt đầu giảm tốc và ghi lại tại vị trí đó. Việc lùi và tới này sẽ làm giảm tốc độ chuyền tải tối đa cũng như thời gian sống của băng và ổ băng.

Ổ băng có thể kết nối với máy tính bằng USB, SATA,SCSI…

2- Tape library (tape silo, tape robot, tape jukebox)

Tape library bao gồm nhiều ổ băng được quản lý bởi một cơ cấu tự động (robot). Mỗi ổ băng được xác định bởi một mã vạch.

Tape library có dung lượng rất lớn (hiện tại từ 20 Terabytes đến 366 Petabytes, gấp 700.000 lần dung lượng ổ cứng thông thường). Đây là ưu điểm cũng là nhược điểm: vì dung lượng lớn nên việc truy cập dữ liệu lâu. Do đó tape library chỉ dùng để sao lưu(backup) dữ liệu.

Tape library có giá từ 10.000$ đến 200.000$. Giá tiền như vậy là không hề cao vì mỗi GB chỉ khoảng 10 cent hoặc ít nhất cũng rẻ hơn ổ cứng 60% với cùng dung lượng.

3- Ổ quang từ (magnecto-optical drive)

Là loại ổ quang có khả năng ghi dữ liệu lên đĩa quang từ. Mặc dù là ổ quang nhưng luôn được hệ điều hành hiển thị như ổ cứng thông thường. Ổ quang không cần filesystem chuyên biệt và có thể định dạng FAT, NTFS, HPFS (high performance file system)

Trong quá trình đọc/ghi không có bất cứ sự tiếp xúc vật lý nào. Bình thường thời gian ghi dữ liệu lâu hơn thời gian đọc 3 lần. Vì ghi phải qua 3 công đoạn: xóa,ghi và kiểm tra. Khác với CD-R và DVD-R, việc ghi và kiểm tra tiến hành song song,nếu có lỗi sẽ báo hệ điều hành lập tức. Vì vậy ổ quang từ có độ tin cậy rất cao.

Loại ổ 130mm có dung lượng 650MB – 9.2GB. Dung lượng của ổ chia thành 2 nửa, mỗi nửa ở một mặt.  Ổ 130mm luôn là SCSI. Ổ 90mm có các định dạng SCSI, IDE (intergrated device electronics) và USB. Dung lượng 128 MB – 2.3GB. Ổ quang được dùng chủ yếu để lưu các tài liệu hợp pháp và tạo ảnh y khoa.

4-Memory stick

Là một loại card nhớ Flash memory do SONY thiết kế cho các thiết bị dụng cụ kỹ thuật số cầm tay (handheld digital appliances) như máy chụp hình hoặc máy quay phim xách tay (camera và camcorder).

Nó được giới thiệu vào năm 1998 với dung lượng ban đầu là 4MB và 8MB, các module bé xíu có kích thước 1×2 inch và có độ dày khoảng 1/10 inch (0.85 x 1.97 x 0.11 inch). Để truyền dữ liệu (hình ảnh) vào máy tính từ Memory Stick, người ta sử dụng một bộ chuyển dạng PC Card, ổ đọc Memory stick (Memory Stick drive) hoặc bằng cách nối cáp trực tiếp từ máy camera vào cổng USB của máy tính.

5-USB

USB(Universal Serial Bus) là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính. USB sử dụng để kết nối các thiết bị ngoại vi với máy tính, chúng thường được thiết kế dưới dạng các đầu cắm cho các thiết bị tuân theo chuẩn cắm-là-chạy (plug-and-play) mà với tính năng gắn nóng (hot swapping) thiết bị (cắm và ngắt các thiết bị không cần phải khởi động lại hệ thống).

Quy trình làm việc của USB Khi một máy tính được cấp nguồn, nó truy vấn tất cả thiết bị được kết nối vào đường truyền và gán mỗi thiết bị một địa chỉ. Quy trình này được gọi là liệt kê – những thiết bị được liệt kê khi kết nối vào đường truyền.

USB có những đặc trưng sau đây:

Mở rộng tới 127 thiết bị có thể kết nối cùng vào một máy tính trên một cổng USB duy nhất (bao gồm các hub USB)

ü  Với USB 2.0 (tốc độ cao), đường truyền đạt tốc độ tối đa đến 480 Mbps.

ü  Cáp USB gồm hai sợi nguồn (+5V và dây chung GND) cùng một cặp gồm hai sợi dây xoắn để mang dữ liệu…

6-Thẻ nhớ

Là một dạng bộ nhớ mở rộng của các thiết bị số cầm tay (Các thiết bị số cầm tay bao gồm: PocketPC, SmartPhone, Điện thoại di động, Thiết bị giải trí số di động, Máy ảnh số, Máy quay số…). Thẻ nhớ sử dụng công nghệ flash để ghi dữ liệu. Thẻ nhớ thường có kích thước khá nhỏ nên thường sử dụng cho các thiết bị số cầm tay.

Máy tính chỉ có thể đọc dữ liệu của thẻ nhớ thông qua các Đầu đọc thẻ (Tiếng Anh: Card Reader). Đa số các đầu đọc thẻ hiện nay thường gắn ngoài máy tính và giao tiếp thông qua các cổng USB. Một số máy tính xách tay được tích hợp sẵn Đầu đọc thẻ. Ở một dạng khác, đầu đọc thẻ được gắn sẵn vào thiết bị mở rộng các ngõ giao tiếp phía trước thùng máy tính cùng với các giắc cắm đầu ra âm thanh, USB, IEEE-1394…(lắp tại khoang gắn CDROM)

7-Compact Flash Card

Compact Flash (CF) card là một loại flash memory (bộ nhớ flash) thường được dùng cho máy ảnh số (digital camera), ĐTDĐ và các thiết bị di động kỹ thuật số khác. Được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1994 từ SanDisk. Nó là một miếng plastic hình chữ nhật, bao gồm 2 loại: Compact Flash I dày 3mm, Compact Flash II dày 5 mm. Compact Flash I cũng có thể được sử dụng trong khe cắm Compact Flash II.

Tốc độ của CF được chia làm 4 cấp bậc:

– CF 1.0

– CF+ (hay CF 2.0), tốc độ truyền tải dữ liệu 16MB/s

– CF 3.0 có tốc độ truyền tải dữ liệu 66MB/s và một số loại được tích hợp các công nghệ từ các hãng sản xuất riêng biệt thì có tính năng và tốc độ khác.

– CF 4.0: đây là chuẩn mới nhất đạt tốc độ khá cao, hỗ trợ IDE Ultra DMA 133 với tốc độ 133MB/s.

Thẻ nhớ Compact Flash rẻ về giá thành, có dung lượng lớn, tương thích với mọi đầu đọc thẻ nhớ (Memory reader) và có độ bền, ổn định cao trong sử dụng. Hiện nay, dung lượng Compact Flash card đã được hãng Lexar nâng lên mức 4GB cho cả 2 loại I và II, SanDisk thì có dòng sản phẩm Extreme III dung lượng lên đến 16GB. Tuy nhiên, cần phải xem thiết bị của bạn có phù hợp để sử dụng mức dung lượng nào.

8-Ổ đĩa cứng

a)     Khái niệm: (Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là thiết bị máy tính dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.

b)     Đặc điểm:

-Ổ đĩa cứng là loại bộ nhớ “không thay đổi” có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

Dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.

c)Cấu tạo:

– Cụm đĩa: Bao gồm toàn bộ các đĩa, trục quay và động cơ.

– Cụm đầu đọc, Cụm mạch điện (Mạch điều khiển, Mạch xử lý dữ liệu, Bộ nhớ đệm, Đầu cắm nguồn cung cấp điện cho ổ đĩa cứng, Đầu kết nối giao tiếp với máy tính) .

-Các cầu đấu jumper: Lựa chọn chế độ làm việc, thứ tự trên các kênh trên giao tiếp IDE.

 

d)     Hoạt động: Việc thực hiện giao tiếp với máy tính do bo mạch của ổ đĩa cứng đảm nhiệm, cơ chế đọc và ghi dữ liệu ở ổ đĩa cứng không đơn thuần thực hiện từ theo tuần tự mà chúng có thể truy cập và ghi dữ liệu ngẫu nhiên tại bất kỳ điểm nào trên bề mặt đĩa từ

3.Cấu tạo: 

1-Tab bảo vệ ghi (Write-protect tab)

2-Moayo (Hub)

3-Lá chắn sáng (shutter)

4-Vỏ bọc nhựa (Plastic housing)

5-Vòng giấy (paper ring)

6-Đĩa từ (Magnetic disk)

7-Cung từ đĩa(disk sector)

4.Sử dụng:

      – Ngày nay đĩa mềm thường ít được sử dụng bởi chúng có nhược điểm: kích thước lớn, dung lượng lưu trữ thấp và dễ bị hư hỏng theo thời gian bởi các yếu tố môi trường. Các loại thẻ nhớ giao tiếp qua cổng USB và các thiết bị lưu trữ bằng quang học (đĩa CD, DVD…) đang thay thế cho đĩa mềm. Chúng khắc phục được các nhược điểm của đĩa mềm và đặc biệt là có thể có dung lượng rất lớn (đến năm 2007 đã xuất hiện các thẻ nhớ dung lượng hơn 10 GB, đĩa DVD lên đến 17 GB).

– Tuy nhiên đĩa mềm vẫn cần thiết trong một số trường hợp cần sửa chữa các máy tính đời cũ: một số thao tác nâng cấp BIOS bắt buộc vẫn phải dùng đến nó

 

 

 

 

 

Leave a comment